Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào CN, ngày 22/12/2024, lúc 7:19 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 19 » Lễ Hội Sơn La
10:28 PM
Lễ Hội Sơn La

Chợ Tình Bản Dao

Múa khèn - một tiết mục không bao giờ thiếu trong các dịp hội hè của người Mông

 

Ngày 1 tháng 9 hàng năm người Mông Mộc Châu lại nô nức dự phiên chợ tình chỉ diễn ra duy nhất trong một năm. Ngày ấy cũng là tết độc lập của người Mông nên phiên chợ càng thêm náo nhiệt. Chợ đẹp rực rỡ với sắc màu các dân tộc Mông nào là Mông trắng, Mông đen, Mông đỏ, Mông hoa, Mông Mán... Các sắc áo váy sặc sỡ hòa trộn vào nhau như một rừng hoa.

 

Hai chữ "chợ tình" đã đi vào cách hiểu của người vùng xuôi như một ý nghĩa thiêng liêng về tình yêu. "Chợ" ở ở đây không bán cũng chẳng mua mà "chợ" là nơi để họp mặt hò hẹn, là nơi trao gửi tình cảm của những đôi trai gái yêu nhau nhưng vì một hoàn cảnh nào đó không thể đến được với nhau.Qua những buổi chợ họ trở nên người tri âm tri kỷ. Chợ cũng là nơi để các đôi trai gái trẻ gặp nhau mà nên duyên chồng vợ. Nơi ấy diễn ra phong tục, tập quán của từng dân tộc, từng địa phương. Là nơi hội tụ tất cả những gì gọi là tinh hoa văn hóa qua nét sinh hoạt cộng đồng.

Chợ tình Châu Mộc cũng có dáng dấp như chợ tình Khâu Vai bên Hà Giang, trải qua hơn 40 năm, nhiều thế hệ thanh niên gặp nhau ở đây đã nên vợ nên chồng. Cũng có mối tình không dẫn đến hôn nhân, nhưng vẫn giữ mối quan hệ bạn bè, họ gặp lại nhau trong đêm tết, thăm hỏi động viên nhau trên bước đường đời. Vì vậy, đêm về khuya, bố đi đường bố, mẹ đi đường mẹ, con trai, con gái lớn đi lối riêng của mình. Họ hẹn nhau đến sáng thì đợi ở một điểm nào đó để cùng về bản, tuyệt nhiên không hỏi đêm qua gặp ai, ở đâu, làm gì... Một đặc điểm của phiên chợ này là, tuy người rất đông, kín đường, kín chợ, ngựa xe không đi nổi, nhưng không hề có cãi cọ, không có người say rượu. Người Mông có câu: "Tan chợ không say không phải là người tốt", ý nói người không uống say là không thật lòng với bạn, hoặc không có bạn.

Nhiều trò chơi hấp diễn ra trong ngày hội

heo năm tháng, chợ tình Mộc Châu ngày một thêm đông. Khi xưa, cuộc sống còn nghèo, mọi người đến chợ phải đi bộ hoặc đi ngựa mất cả ngày trời, đêm không về kịp phải ngủ lại. Bây giờ thì khác, phương tiện đi lại chính của đồng bào là xe máy. Đường đông như trẩy hội. Có những chàng trai đến gần chợ thì dừng xe để thay bộ cánh mới theo kiểu dân tộc cổ truyền. Họ mang theo cả radio cassette đi tìm bạn, mở băng ghi âm những bài hát mà bạn mình ưa thích, bạn nghe được sẽ tự tìm đến. Rồi hai người dắt nhau đi trò chuyện, họ lại mở máy, ghi âm tiếng nói, lời ca hoặc điệu khèn của nhau. Họ trao băng ghi âm cho nhau để mỗi khi nhớ bạn lại mở ra nghe giọng nói thân thương. Trong "rừng người" chen vai, người ta bắt gặp cả những khuôn mặt ngơ ngác của những cô bé 13, 14 tuổi lần đầu xuống chợ. Cánh con trai chầu chực ở tiệm uốn tóc để rẽ ngôi, gọt rửa, xịt keo. Sau đó, họ rủ cánh con gái đi ăn phở rồi đi chụp ảnh và chờ bọc răng vàng. Đó là những lệ bộ cần thiết. Ai cũng đẹp, cũng vui. Cánh thanh niên bắt đầu trêu chọc "kéo" nhau, "kéo" tuột cả nùn tóc giả mà các cô gái vẫn tươi cười, bởi hôm nay là ngày hạnh phúc của tuổi trẻ. Những bàn tay nắm tay, những ánh mắt đắm đuối, những cử chỉ vuốt ve... Cuộc vui rồi cũng qua, để lại kỷ niệm sâu nặng về tình yêu, tình anh em, bạn bè, và những âm vang của những bài ca, điệu múa ẩn chứa tâm hồn người dân miền sơn cước.

Chợ tình Châu Mộc là điểm khởi đầu cho một tình yêu trong sáng. Sự gặp gỡ, ưng thuận ở đây vừa là tỏ tình, vừa là đính ước để mùa hoa ban tới, tình yêu

_____________________________________________

 

LỄ HỘI MƯƠNG A MA - SƠN LA

 

Người Xinh Mun là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam, địa bàn cư trú của họ là vùng biên giới Việt Lào và nhất là địa bàn tỉnh Sơn La. Vào những ngày mùa, dịp cuối năm sau khi thu hoạch xong họ thường cử hành nghi lễ cúng thần linh đã ban cho mùa màng bội thu. Nghi lễ ấy theo tiếng Xinh Mun là Mương A Ma và thường tổ chức từ tháng 12 đến tháng 2 âm lịch.

 

 

Người phụ nữ Xinh Mun có cách phục trang rất giống phụ nữ Thái

 

Lễ hội Mương A Ma không phải là lễ hội thường niên mà 3- 5 năm mới tổ chức một lần. Người đứng ra tổ chức, chủ trì lễ hội là những người làm thầy mo trong bản. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày khi lúa ngô đầy nhà và nuôi được nhiều gà, lợn...Đầu tiên thầy mo sẽ thành kính thay mặt dân bản cúng tế các vị thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, để lúa sai bông, để ngô mẩy hạt, để lợn gà trâu bò không bị dịch bệnh, sinh sôi đầy chuồng, để con người khỏe mạnh không bị ốm đau, để bản mường mãi mãi hưng thịnh. Sau đó trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã cùng men rượu cần nồng say người dân khắp bản sẽ thả mình theo các điệu múa, trò chơi dân gian một cách vui vẻ. Các điệu múa truyền thống như múa Tăng bu, To luồng, múa kéo thuyền... chơi "to miếng" (đấu võ), chơi "giắc klsù" (bắt tổ ong) được các chàng trai cô gái phô diễn hết sức nhiệt tình trong tiếng hò reo của trẻ con trong bản.

Lễ hội Mương A Ma được xem là một nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Xinh Mun, là một hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể góp phần tích cực vào việc vun đắp tình đoàn kết cộng đồng và lưu truyền những nét văn hóa truyền thống sang các thế hệ kế tiếp. Chắc hẳn khi chưa được chứng kiến lễ hội du khách sẽ khó có thể cảm nhận hết những nét đẹp cũng như sự lạ lùng trong văn hóa các dân tộc Việt

_____________________________________________

LỄ HỘI LỘC HOA CỦA NGƯỜI XINH MUN SƠN LA

Lễ hội lộc hoa của người Xinh Mun ở Sơn La: Trên dải đất biên giới Việt - Lào ở Sơn La, ngoài các dân tộc Thái, Kinh, Khơ Mú sinh sống, còn có khoảng ba bốn vạn bà con Xinh Mun định cư lâu đời. Xinh Mun nghĩa là người ở núi, trước đây còn gọi là người Puộc (Côn Pụa). 
Tuy kinh tế chậm phát triển, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng trong cộng đồng Xinh Mun cũng có những nét đẹp văn hoá đặc trưng. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân sang, khi hoa đào đã vãn, hoa ban đã nở trắng sườn non, măng đắng đã mọc ngoài rừng, cũng là dịp bà con Xinh Mun, từng nhà từng nhà tưng bừng tổ chức lễ hội Ksai Sa Típ, nghĩa là Lễ hội Lộc hoa, cầu lộc, cầu mùa, cầu phúc, cho con người mạnh khoẻ, mùa màng tốt tươi. 
Lễ hội Lộc hoa được tổ chức vào sau dịp Tết Nguyên Đán, lần lượt tổ chức từng nhà, mỗi bản có bao nhiêu nhà là có bấy nhiêu ngày hội, lễ hội kéo dài, nhưng không bao giờ diễn ra khi hoa ban đã tàn, măng đắng đã mọc cao, vì khi ấy mùa làm nương (đầu tháng 4 dương lịch) đã bắt đầu, để không ảnh hưởng đến sản xuất. 
Tuy lễ hội tổ chức trong từng nhà, nhưng lại là dịp hội tụ dân bản vì ai cũng tự giác tham gia, ai làm trái lệ dễ bị chê cười, ghét bỏ, thậm chí có thể bị loại ra khỏi cộng đồng. 
Gọi là lễ hội nhưng không tốn kém vì được tổ chức đơn giản. Mâm lễ hội, ngoài 2 con gà luộc, một "ếp" xôi gạo mới, 1 đĩa trầu cau, ba chum rượu cần, là 2 bát canh nấu từ hoa ban và măng đắng - một món cúng thần linh, tổ tiên có tính bắt buộc. 
Một cây nêu cao 4-5m dựng ở giữa nhà, được trang trí bằng những lá xanh, những cành hoa ban trắng ngần buộc gài kín cây nêu, ngoài ra bà con còn gài thêm những bông lúa nếp vàng được giữ nguyên sau khi gặt mùa năm trước, xung quanh cây nêu có ba vò rượu cần, đặc biệt có từ 3 đến 5 "bàn sang" - 1 loại nhạc cụ được "chế tạo" từ các chum, vò con, bên trong được làm bằng mảnh đồng mỏng, hình tròn đục thủng một lỗ ở cạnh mép nắp, để xỏ dây vào khi gõ một tay cầm dây nâng lên, hạ xuống trên miệng chum, tay bên kia cầm 1 que tre gõ nhịp nhàng lên nắp chum, tạo nên một âm hưởng mang đậm bản sắc dân tộc quện vào tiếng trống, tiếng chiêng lúc bổng, lúc trầm, lúc dịu dàng, khi bùng lên sôi nổi thúc giục mọi người vào hội xoè quanh cây nêu. 
Lễ hội được bắt đầu khi chủ nhà (chủ lễ) ngồi nghiêm chỉnh bên cạnh mâm lễ khấn: Hỡi người trông coi ở tầng dưới hãy lên để trông coi cho ta hôm nay làm Lễ Ksai Sai Típ, thần linh hãy bảo vệ, hãy ăn hoa thay cơm, uống rượu thay măng, ăn hương thay hương thơm, ăn hương nếp thay cơm, ăn rồi hãy bảo vệ cho cuộc vui lành mạnh, cho hết ốm đau, cho vui trọn vẹn. Người lớn bảo nhau, trẻ em nghe lời người lớn, được vậy thì ước gì cũng có, sống lâu muôn tuổi, hỡi thần linh hãy bảo vệ hãy ngồi mâm đây ăn thịt, ăn hoa, ăn hương thơm, hãy phù hộ cho con cháu khoẻ như con gấu trong rừng, chạy nhanh như con hoẵng ngoài núi. 
Rời mâm cỗ cúng ở góc nhà sàn, chủ lễ bước đến cạnh cây nêu giữa nhà, vít cần rượu nói lời mời tổ tiên uống trước bằng những lời trân trọng, thiết tha: "Hỡi tổ tiên, hôm nay ngày lành tháng tốt, ngày sản xuất đã được nhìn thấy kết quả, con cháu làm lễ hội Ksai Sa típ, tổ tiên hãy đến bảo vệ cho con cháu ăn uống vui vẻ, vui chơi thoả mái, nhưng xin hãy đừng để cho ai uống say làm náo loạn bản mường, cãi cọ nhau làm xấu hổ mọi người, năm nay vui, năm mới vui tiếp, như thế mới vui bản yên mường, ai cũng sống lâu muôn tuổi, gìn giữ cuộc sống, chống lại thú rừng, người xấu quấy phá". Chủ lễ tiếp tục mời thần linh uống rượu: "Hỡi thần linh, bảo vệ ta, hãy bảo vệ ta đến cùng, xin mời thần linh uống rượu cùng ta". 
Sau khi mời tổ tiên, thần linh uống rượu xong, chủ lễ trân trọng mời ba "già bản" có uy tín trong dòng họ, trong bản mường, sau đó mời đến con cháu, và toàn thể dân bản đến dự lễ hội uống rượu. 
Cùng lúc tiệc rượu bắt đầu là tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng nhạc từ nhạc cụ "bàn sang" nổi lên rộn rã, mọi người nắm tay bắt đầu múa xoè xung quanh cây nêu giữa nhà. Khác với xoè Thái êm dịu, nhẹ nhàng, xoè quanh cây nêu lễ hội Lộc hoa rộn ràng, mạnh mẽ, có phần quyết liệt hơn, ồn ã hơn nhiều, xoè múa say sưa, lúc cầm tay nhau, lúc xoè khan, lúc dùng khăn nối vào nhau, tạo thành điệu xoè kéo co (xoè Thái không đâu có). Xoè khoảng 1 giờ, tiếng trống tiếng nhạc trầm dần, họ lại mời nhau uống rượu cần, rồi lại tiếp tục xoè, hết đợt này đến đợt khác, kéo dài đến lúc phương đông hửng sáng mới kết thúc, mọi người hoan hỉ xuồng cầu thang về nhà, để đến tối hôm sau lại đến dự Lễ hội ở nhà người trong họ hoặc cùng mường cho đến khi hoa ban đã tàn, măng đắng mọc cao. 
Hoàn toàn khác lễ hội của các dân tộc anh em, lễ hội Ksai sa típ của người Xinh Mun Tây bắc tuy kéo dài nhiều ngày nhưng không ăn uống linh đình, chỉ múa không có hát, vừa giản dị vừa vui, thường được tổ chức từng gia đình, vào buổi tối ấm cúng nên rất vui, thể hiện được bản sắc văn hoá của một dân tộc sống nơi biên giới Việt - Lào xa xôi.(Internet)

 

_____________________________________________

ĐÁNH YẾN SƠN LA

 

Đánh yến - Trò chơi ngày xuân của người Mông tỉnh Sơn La: Trong các lễ hội xuân đầu năm, người Mông tại Mộc Châu, Sơn La thường tổ chức những cuộc thi đánh yến. 
Ban đầu chỉ đơn giản là trò chơi dân gian của những cặp trai gái ngày xuân bầu bạn, trải qua nhiều thế hệ, đánh yến đã trở thành một môn thi đấu không thể thiếu tại cuộc thi thể thao của đồng bào dân tộc. 
Trò đánh yến cũng gần giống đánh cầu lông. Quả yến được làm bằng tre mai, giữa đế nối một ống trúc ngắn cắm từ ba đến bốn, năm chiếc lông gà. 
Vợt làm bằng thứ gỗ mềm và nhẹ, to hơn vợt bóng bàn một chút. Người chơi sẽ phải sử dụng sự khéo léo của cổ tay và sự di chuyển hợp lý để đánh cầu sang phần lưới của đối phương. 
Tương truyền rằng, đánh yến có nguồn gốc từ một chàng trai mường trời, trong một chuyến du xuân dưới hạ giới, chàng đã phải lòng một cô gái, và mỗi khi uống rượu say, chàng lại rủ người yêu của mình đánh yến để giã rượu. 
Vậy là những thế hệ sau này, những cặp uyên ương thường rủ nhau "đánh yến, giã rượu". Ban đầu là bằng tay, sau đó là dùng những miếng gỗ mềm tự chế. 
Tại các lễ hội, trước lúc diễn ra trò chơi đánh yến, các bà then, ông mo mặc áo thêu hình chim én, với tiếng đàn tính thánh thót và giọng hát mượt mà "dẫn dắt" mọi người trong hội theo cánh én mùa xuân lên thăm mường trời, nơi có những cảnh vật thần tiên mà con người hằng mong ước đến cuộc sống no ấm, tươi đẹp… 
Sau đó, các Pú mo lấy những trái yến từ mâm cúng phân phát cho mọi người trong hội. 
Thường thì chơi yến ngày xuân không hạn chế về số lượng người chơi, có lúc có tới hàng trăm đôi trai tài gái sắc đứng quây thành một vòng tròn rộng để cho những trái yến cùng bay một lúc. 
Cái bay cao, cái bay xa, bay gần, tầng tầng, lớp lớp đan xen với nhau đầy màu sắc, vi vút tựa như một đàn chim én đang chao liệng trên bầu trời mùa xuân… 
Giải thưởng thì đơn giản lắm, người thua sẽ phải trao tặng cho người thắng những món quà của mình, các cô gái thường tặng những tấm khăn thêu, những sản phẩm từ chính đôi tay khéo léo làm ra với một lời nhắn về một mái ấm hạnh phúc gia đình. 
Từ năm 2000, đánh yến đã trở thành một môn thi đấu tại đại hội thi thể thao người dân tộc. Hằng năm, trong lễ hội mùa xuân thì ngoài vô số trò vui thì trò đánh yến không bao giờ là thiếu được

 

Nguồn: saigontoserco

Chủ đề: Lễ hội miền Bắc | Lượt xem: 740 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Total comments: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==