Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 6, ngày 19/04/2024, lúc 12:25 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 20 » Lễ Hội Cần Thơ
1:32 PM
Lễ Hội Cần Thơ

Lễ Hội Cần Thơ


LỄ HỘI ĐÌNH BÌNH THUỶ - CẦN THƠ

Hàng năm, tại Đình Bình Thủy, ngoài các lễ cúng tế vào ngày rằm mỗi tháng và Tết Nguyên Đán, đình còn có 2 kỳ lễ hội lớn gắn liền dấu ấn sản xuất nông nhiệp, được tổ chức long trọng.

 

 

Nghi thức cúng tế

 

• Lễ Thượng điền: Cúng đất đai bắt đầu vụ mùa mới vào ngày 15 tháng 4 âm lịch

• Lễ Hạ điền: Tạ ơn và cúng ruộng đồng nghỉ ngơi vào ngày 15 tháng chạp âm lịch Nghi thức trong cả hai ngày lễ gần giống như nhau.Ngày đầu tiên gọi là lễ Túc Yết - ngày cúng các vị tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ, các vị có công với nước, có công xây dựng và bảo quản ngôi đình. Kế đến là lễ Chánh Tế, được tiến hành vào giữa đêm thứ hai, có đọc văn tế với nội dung ca ngợi trời đất và các thần linh, ca ngợi công lao của những bậc tiền hiền, hậu hiền, những người có công quy dân, lập ấp, phát triển sản xuất...

 

Thường thì, sau phần nghi thức lễ được tổ chức trang trọng là phần hội. Đây là phần sôi động và vui tươi nhất trong dịp cúng đình nên dân làng tham gia rất đông. Mọi người ăn mặc nghiêm trang, chỉnh tề đến tham gia, thưởng thức, diễn trò, từ diễn tuồng đến các trò chơi dân gian như chọi gà, thi bắt vịt, kéo co, thi đấu vật... thể hiện được một nét sinh hoạt văn hóa thiêng liêng và cao đẹp.

 

Những người đến dự lễ hội đình làng được tự do xem hát, tham gia các trò chơi, trao đổi tâm tình và cùng nhau ăn uống vui vẻ, nhưng ăn uống có văn hóa, vui chơi có mức độ. Ai cũng cố gắng giữ tư cách, không say sưa, càn quấy hay nói tục, bởi trong những ngày này, mọi khía cạnh đời thường đã được nâng lên đời thiêng. Không gian thiêng liêng của đình cả năm im lìm nay được tái hiện trở lại bởi con người. Đèn, nến sáng trưng, cờ ngũ sắc tung bay, chiêng trống nổi lên, lòng người khắp nơi náo nức, rộn rã hướng về không gian thiêng liêng đó

_________________________

LỄ HỘI CHÙA ÔNG - CẦN THƠ

Lễ hội Chùa Ông: Những ngày rằm hàng tháng đều có lễ cúng thánh thần. 
Ngày lễ lớn trong năm là mùng 7 tháng 7 âm lịch có "Lễ Vu Lan” kéo dài từ 2 -3 ngày. Ngoài ra, còn có các ngày vía (theo ngày âm lịch): ngày 2/2 ngày vía ông Bổn, ngày 23.3 lễ vía Thiên Hậu Thánh mẫu, ngày 13/ 5 lễ vía Quan Bình; ngày 24/ 6 lễ vía Ông còn gọi là lễ vía Quan Thánh Đế; ngày 30/ 10 lễ vía Quan Châu.

Vào những ngày lễ Tết, đông đảo dân làng và khách từ các địa phương đến cúng. Loại nhang được dùng nhiều nhất trong lễ cúng là nhang khoanh, những cuộn nhang được treo lên từ nhỏ đến lớn buông xuống tạo thành hình xoắn ốc, giữa vòng xoắn ốc ấy có treo lủng lẳng một miếng nhựa màu vàng, trên đó ghi tên người cúng bằng tiếng Hoa, khói nhang bay phảng phất tỏa mùi thơm tạo thành một bầu không khí trang nghiêm và huyền ảo. (internet)

_________________________

LỄ CHÔL CHHNAM THMÂY - CẦN THƠ

Lễ Cholchonam Thomay : Ðón năm mới trong ba ngày 13,14,15 tháng 3 Âm lịch, nếu là năm nhuận thì lùi lại 1 ngày, lễ đưa nước - OkomBook (Tháng 10 Âm lịch), lễ cúng Ông bà - Dolta (Tháng 8 Âm lịch) của đồng bào Khmer, được tổ chức vui tươi trang trọng tại tất cả các chùa Khmer.

Trong lễ hội có nhiều trò chơi dân gian độc đáo như múa lâmthol, hát dù kê, đua ghe ngo, thả đèn gió. (internet)

 

 

_________________________

LỄ VÍA QUAN THÁNH ĐẾ

Lễ Vía Quan Thanh Đế: Cứ vào ngày 24 tháng 6 âm lịch, các vị cao tuổi trong Ban trị sự chùa cùng đông đảo người Hoa ở địa phương tổ chức lễ vía Ông, còn gọi là lễ vía Quan Thánh Đế. 
Đúng 9 giờ tiếng chuông trong chùa vang lên, báo hiệu đã đến giờ hành lễ. Khoảng 7-8 người, trong đó cử ra một người làm chủ lễ, tập trung, xếp hàng trước chánh điện. Thức cúng cũng được dọn sẵn ra gồm: chính giữa là một con heo quay, thân heo được trang trí hoa văn đẹp mắt.

Khi mọi người kề tựu xong, một hồi trống vang lên (người đánh trống phải là một ông cụ). Hồi trống vừa dứt, chủ lễ đọc bài văn tế thần bằng tiếng Hoa. Đọc văn tế thần xong, mọi người xá ba xá. Xá xong, có hai người rót trà và rượu (hai người này đã được chỉ định trước khi hành lễ) đổ một tí xuống đất cúng thần. Sau đó khiêng bàn dựng đồ cúng quay mặt ra hướng cổng chính để cúng thiên địa. Lễ cử hành xong, mỗi người một việc, người vào bếp phụ nấu ăn, người dọn bàn, dọn ly để chuẩn bị đãi khách. Khách chủ yếu là người từ các địa phương đến cúng. Loại nhang được dùng nhiều nhất trong lễ cúng là nhang khoanh. Loại nhang này cọng nhỏ, không thẳng mà được uốn thành vòng tròn từ nhỏ đến lớn. Khi người ta đem nhang đến thì có một cụ bà dùng cây móc để đưa cuộn nhang treo lên trần nhà, sau đó dùng một cây bằng gỗ dài trên có đặt một cây nến được đốt cháy, bà đưa cho khách dùng đốt cuộn nhang của mình. Khi cuộn nhang được treo lên, những cuộn nhang từ nhỏ đến lớn buông xuống tạo thành hình xoắn ốc, giữa vòng xoắn ốc ấy có treo lủng lẳng một miếng nhựa màu vàng, trên đó ghi tên người cúng bằng tiếng Hoa. Nhiều khoanh nhang như thế được đốt lên, khói bay phảng phất tỏa mùi thơm tạo thành một bầu không khí trang nghiêm và huyền ảo. (internet)

_________________________

LỄ CÚNG THẦN NÔNG

Lễ cúng Thần Nông trong các ngôi đình ở Nam bộ: 
Trong tín ngưỡng sơ khai của dân tộc Việt, đồng bào ta thờ thần trời, thần núi, thần sông, thần biển. Lúc bấy giờ cuộc sống của cộng đồng dân cư còn thưa thớt, con người lại phải đối mặt với bao nỗi lo, những hiểm nguy từ thiên nhiên. Cuộc sống của người Việt lúc bấy giờ chỉ là săn bắt, hái lượm. Do đó, chỉ một tiếng gió rít của khu rừng, một tiếng gầm của cọp dữ... cũng đủ làm cho người ta giật mình, lo sợ. 
Trong tín ngưỡng sơ khai của dân tộc Việt, đồng bào ta thờ thần trời, thần núi, thần sông, thần biển. Lúc bấy giờ cuộc sống của cộng đồng dân cư còn thưa thớt, con người lại phải đối mặt với bao nỗi lo, những hiểm nguy từ thiên nhiên. Cuộc sống của người Việt lúc bấy giờ chỉ là săn bắt, hái lượm. Do đó, chỉ một tiếng gió rít của khu rừng, một tiếng gầm của cọp dữ... cũng đủ làm cho người ta giật mình, lo sợ. Về sau, khi con người bắt đầu biết trồng lúa thì cũng là lúc tục thờ thần lúa ra đời. Dần dà về sau, nhiều vị thần thuộc về nông nghiệp lần lượt xuất hiện: Thần nông là vị thần gắn bó chặt chẽ với nền nông nghiệp nước ta. Thần Nông được các cư dân nông nghiệp ở vùng đồng bằng Bắc bộ hình dung là một vị thần đầu đội mũ cánh chuồn và có các động tác như trong quá trình làm mùa. Thần Nông ngồi lom khom vào đầu xuân, rồi cúi đầu xuống, và cúi rạp vào vụ gặt mùa. Về nguồn gốc Thần Nông thì truyền thuyết cho rằng: Thần Nông là vị thần cai quản phương Nam và còn có tên khác là Viêm Đế - vua xứ nóng, vị thần này xuất hiện trong tâm thức dân gian vào thời đại đá mới, khi người Đông Nam Á phát triển mạnh nghề trồng lúa. Thần Nông là ông tổ 4 đời của Kinh Dương Vương, 5 đời của Lạc Long Quân và 6 đời của Hùng Vương thứ nhất. 
Ngay từ buổi đầu hình thành làng xã, Thần Nông đã được đem vào đình làng thờ chung với Thành Hoàng. Trong các lễ hội đình làng ở Bắc bộ, người ta tổ chức rất long trọng lễ hạ điền vào đầu xuân. Trong lễ hội đó, người ta cử ra một vị bô lão có uy tín trong làng, đóng vai Thần Nông với mũ áo chỉnh tề, dẫn một số nông dân xuống đồng cày cấy mấy hàng lúa đầu tiên để lấy lệ. 
Ở Nam bộ, Thần Nông cũng được thờ cúng ở đình làng và gắn với các lễ hội cúng đình. Người ta cúng Thần Nông bởi vị thần này theo quan niệm dân gian là vị thần trông coi lúa gạo, dạy dân cày cấy, giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. 
Bàn thờ Thần Nông được đặt trước sân đình, hoặc ở một góc sân đình, để lộ thiên, không mái che, chỉ gồm một bệ đất, có nơi người ta xây bục thờ bằng xi măng, trên đó có ghi dòng chữ " Nền Xã Tắc”, hoặc có nơi người ta xây miếu thờ, trong miếu có tấm bảng thờ ghi hai chữ "Thần Nông” bằng chữ Hán. Ở một vài nơi, do chiến tranh tàn phá, do mưa gió của thiên nhiên nên bục thờ Thần Nông không còn nữa, người ta cũng không xây mới mà cứ để như thế cúng. Khi cúng, người ta trải chiếu ra, đặt thức cúng lên đó rồi cúng bái.

Một nghi thức trong lễ cúng. 
Thức cúng, ngoài hương đăng, trà quả, nhân dân ta còn cúng xôi, thịt, heo. Có nơi cúng dê, gạo, muối. Heo hoặc dê thì cúng sống (đã làm xong), để nguyên con, đem heo gác trên gối. Bên cạnh đó, là dĩa đồ lòng, heo, lông, huyết, một con dao nhỏ- ngụ ý là heo còn sống, tốt và mời thần dùng dao xẻ thịt. Đầu heo đặt quay vào nơi thờ thần. 
Có nơi người ta để cả một thúng lúa lên bục thờ, có người lấy thân cây chuối kết làm cái cộ bên cạnh thúng lúa, ý cầu mong thần sẽ ban cho nhiều gạo lúa rồi dùng cái cộ này chở lúa đem về nhà. 
Trên bục còn đặt thêm một tĩn nước hay một hũ nước nhỏ và một cái gáo để múc, tượng trưng cho thời buổi còn sơ khai. Bốn góc bục thờ Thần Nông được cặm bốn cây đèn cầy (nến) tượng trưng cho ngày của dương thế là đêm của âm phủ, đêm của thần thánh. Trên bục còn để một thau nước và cái khăn để chánh bái, phó bái rửa tay lau mặt khi tế lễ. 
Ý niệm về Thần Nông không chỉ tồn tại trong tâm thức dân gian, mà các vương triều phong kiến trước đây cũng rất coi trọng việc cúng Thần Nông. Khi Gia Long lên ngôi năm 1802, đến năm 1806 đã cho xây đàn Nam Giao ở phía Nam Huế để tế trời ba năm một lần, và đàn Xã Tắc gần hoàng thành để cúng Thần Nông mỗi năm hai lần vào tháng hai và tháng tám. Gần đó có khu tịch điền dùng cho các vị vua chúa làm lễ xuống đồng. Về việc cày tịch điền, sử ghi như sau: "Khi cày tịch điền, vua mặc áo bào, cầm cây sơn son thếp vàng, do quan bộ lễ dâng lên, và quan Phủ Doãn Thừa Thiên dâng roi mây. Khi vua cày, cử đại nhạc, nhã nhạc và đoàn nhạc sinh múa cờ vàng. Sau khi vua đã cày đi, cày lại ba đường, thì trao lại cày và roi cho các quan Thái thường và Phủ thừa, xong lên nhà quan canh xem cày. Hoàng tử, hoàng thân cày năm đường đi và lại, rồi đến văn võ đại thần cày chín đường. Lễ tất, vua hồi cung và ban yến cho hoàng tử, hoàng thân và đại thần”. 
Lễ cúng Thần Nông là một lễ hội có tính truyền thống của dân tộc ta, nói lên tính trọng nông của cư dân người Việt ngày xưa. Đồng thời nó cũng phản ánh tâm lý thờ các thần tự nhiên trong thời buổi sơ khai của dân tộc.

Cho đến nay, về cơ bản, nước ta vẫn còn là một nước nông nghiệp, cho nên việc cúng Thần Nông hàng năm cũng nhằm hướng đến một ước vọng an lành- mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. (internet)

 

Nguồn: saigontoserco

Chủ đề: Lễ hội miền Nam | Lượt xem: 949 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Total comments: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==