Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 5, ngày 16/05/2024, lúc 6:10 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » Tin tức lưu trữ

  Kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 744 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Thiên thứ năm. Cổ tích thế sự - I (Không có bản văn nhất định)


Nếu cổ tích nhân tình kể lại những chuyện về tình người, những chuyện xảy ra "giữa người và người", thì cổ tích thế sự thuật lại những chuyện về việc đời, những chuyện xảy ra "giữa người với xã hội", trong phạm vi phong tục, lễ giáo phong kiến Nho, Phật, Lão...


Cổ tích thế sự là tấm gương phản ảnh một cách phong phú:

a) Đời sống của xã hội ta thời xưa, tuy đã sang chế độ phụ hệ, mà trong phong tục vẫn còn sót lại ít nhiều di tích của mẫu hệ.
b) Đường lối chống ngoại xâm, bảo tồn nòi giống, đất nước.
c) Tín ngưỡng dân gian hòa đồng với các tôn giáo ngoại lai.
d) Nhu cầu giải trí bằng các cổ tích trào phúng, tiếu lâm.

I - Đời sống xã hội ta ngày xưa

Xã hội ta từ xưa là một môi trường giao tiếp, đụng độ giữa nền văn hóa địa phương và nền văn hóa Hán tộc. Vào thời Bắc thuộc, chính quyền đô hộ bắt đầu mở trường học, phổ biến Nho giáo, làm căn bản để Hán hóa cơ cấu gia đình dân ta (từ mẫu hệ chuyển sang phụ hệ ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 797 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Trung: Nghệ An

CHÁO LƯƠN - NGHỆ AN

Nghệ An có nhiều món ăn ngon, nhưng với dân sành ẩm thực, cháo lươn xứ Nghệ mới thật sự là món ăn để lại những ấn tượng đặc biệt nhất trong lòng thực khách ngay lần đầu thưởng thức.

Bí quyết để làm những tô cháo ngon khá vất vả: Những con lươn dùng để nấu cháo phải là lươn đồng, bắt bằng trúm (một dụng cụ bằng tre để lừa lươn chui vào) để tránh cho lươn khỏi bị xây xát, đảm bảo tươi sống, thịt lươn thành phẩm vừa dai vừa ngọt, chứ không bở rệu như nấu cháo bằng lươn nuôi.

 

 

Lươn mua rồi không làm thịt ngay mà phải đem nuôi lại 7 ngày trong những cái vại, cái chum bằng nước trong cho sạch thức ăn trong bụng lươn. Trong 7 ngày thay nước liên tục. Ngày làm thịt, lươn được vớt ra bỏ vào một cái thùng, cứ 5 kg lươn đổ 0,5kg muối, rồi đậy nắp lại, lắc đều khoảng 15 phút thì đổ vào rổ rửa sạch dưới vòi nước chảy. Khi làm thịt, đầu lươn được ngoắc vào một cái đinh đóng trên mảnh ván, đặt ngửa bụng lươn ra rồi dùng dao nhỏ rạch bụng lấy ruột đi, nếu là lươn to, lươn nhỏ thì phải tước. Thịt lươn luộc lấy nước, sau đó ướp, xào với các gia vị gồm: hạt tiêu, hành khô thái nhỏ, ớt bột, bột canh, bột điều cho nổi màu. Sau đó phi hành với dầu trong một cái chảo rồi đổ thịt lươn đã ướp kỹ vào đảo đều cho tới chín. Nước cháo được hầm với xương lợn, xương bò sau đó bỏ vào ít gạo quê có pha thêm gạo tám xoan vo sạch. Khi cháo nhừ, để nồi cháo trên một lò than, lửa nhỏ, nồi cháo phải luôn luôn sôi lăn tăn. Múc cháo ra bát rồi múc lươn bỏ vào với khối lượng tương ứng rồi cho gia vị là mùi tàu, hành hoa, rau răm thái nhỏ, ớt th ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 792 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Trung: Quảng Bình

BÁNH LỌC BỘT SẮN - QUẢNG BÌNH

Bánh lọc vốn từ trong Huế, Đông Hà ra rồi neo lại ở Quảng Bình, được bổ sung thêm hương vị mới, trở thành một món ăn đặc biệt nhất của tỉnh Quảng Bình. Không mấy ai qua Đồng Hới lại không muốn nếm thử và mua bánh làm quà.
Nguyên liệu của bánh lọc chỉ đơn giản là bột sắn lọc, tôm, mộc nhĩ và một ít gia vị khác của vườn nhà. Tôm dùng cho bánh chỉ là loại nhỏ ở cửa sông, vừa đậm vị phù sa của đồng, vừa mặn mòi vị biển.

 

 

Bột sắn sau khi đã lọc, đem luộc chín vài phần (khi nhìn thấy lớp ngoài trong suốt), phần nhân bên trong còn trắng, sồn sột sống. Vớt bột ra để nguội, đem nhồi kỹ trộn phần sống lẫn phần chín. Đây là thao tác công phu nhất của người làm bánh lọc. Bánh bột lọc chấm với nước mắm và nững lát ớt cay xè, rât ngon

 

 

Mỗi chiếc bánh bột lọc bọc một con tôm, ít lát thịt rim và gia vị, vắt thành hình một tai bèo nhỏ. Có thể đem trụng (nhúng) nước sôi ăn ngay hay gói lá chuối đem hông (đồ như đồ xôi), dành cho người mang đi xa. Loại bánh gói này có thể để nhiều ngày, khi ăn, đem hấp lại cho nóng, vẫn thơm dẻo như bánh mới. Bánh lọc Quảng Bình được chấm với nước mắm chắt Quảng Bình với những lát ớt cay xé lưỡi mới càng đáng nhớ.

Ở Quảng Bình ngon nhất là bánh lọc của mệ Xá Đồng Hới. Loại bánh dày công, đủ chất bổ dưỡng ấy lạ ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 699 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Thiên thứ năm. Cổ tích thế sự - II (Không có bản văn nhất định)

3. Vấn đề trật tự xã hội

Xã hội ta ngày xưa từ bộ lạc đã chuyển dần sang chế độ phong kiến: trên có vua quan, duới có lý huơng, chức sắc nông thôn.

a) Vua quan .


Dân gian đã hư cấu, sáng tạo ra một nhân vật xuất chúng, Trạng Quỳnh, để đứng ra tranh đấu cho công lý xã hội, chống lại uy quyền của vua chúa quan lại.
Suốt thời gian từ hạ bán thế kỉ thứ XIX đến tiền bán thế kỉ thứ XX, ở khắp nước ta từ thành thị đến thôn quê, những câu chuyện nghịch ngợm, ranh mãnh của Trạng Quỳnh đã được mọi người ham thích, kể đi kể lại không bao giờ chán. Như thế là vì những hành dộng của Trạng Quỳnh đã phù hợp với cảm nghĩ của mọi người, và đi đúng với khát vọng của toàn dân.

Truyện Dê đực có chửa

" Dưới triều nhà Lê trung hưng, đời Chúa Trịnh Cương, nước sông Mã, tại khu vực Hàm Rồng, bỗng tự nhiên đỏ như máu trong mười ngày.
" Quần thần có người bàn rằng: Theo câu sấm của Trạng Trình, Nguyễn Bỉnh Khiêm:
" Bao giờ nước đỏ Hàm Rồng,
" Là điềm báo trước Trạng Ngông ra đời,
thì đó là điềm trời sẽ giúp cho quốc gia có nhân tài để giữ vững bờ cõi, Chúa nên tuầ ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 834 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Trung: Quảng Trị

ỚT DẦM CÂU NHI QUẢNG TRỊ

Ớt dầm Câu Nhi - Quảng Trị: Từ thế kỷ XVI, trong tác phẩm Ô châu cận lục, tiến sĩ Dương Văn An đã nhắc đến những mặt hàng nông sản nổi tiếng của vùng đất Quảng Trị như hồ tiêu, ớt… Đặc biệt, cây ớt dễ dàng trồng ờ vuờn nhà, ngoài đất bãi. Khi trái ớt chín, ăn vào cay đến xé lưỡi, cháy lòng. Ở Quảng Trị, ớt ngon nhất phải nói đến ớt của làng Câu Nhi. Bao đời qua, món ớt dầm như là thức ăn chính trong bữa cơm hằng ngày của người dân Câu Nhi.

Ớt dầm Quảng Trị đang được các công ty nông sản hàng đầu Âu Á nhòm ngó đến. Chuyện thẩu ớt dầm Tôi về làng Câu Nhi (huyện Hải Lăng) để tìm mua thẩu ớt dầm đặc sản làm quà tặng cho một người bạn xa quê. Nhiều người vẫn nói đùa đó là thứ đặc sản… đắng cay. Chưa ăn thì chưa biết, lỡ ăn rồi thì cái vị chua chua, cay cay của ớt dầm làm cho người ta ghiền không chịu nổi. Đến làng thì đồng hồ chỉ qua con số 11. Bữa cơm trưa của một gia đình nông dân đầu làng vừa dọn xong với ớt trái dầm muối và rau lang luộc, trong đó 7 phần ớt, 3 phần rau. Thấy tôi hơi ngạc nhiên, ông Hoàng Tấn Phiên năm nay ngoài 60 tuổi, kể: Từ xưa, dân làng này đã ăn ớt nhiều hơn ăn rau. Từ khi ông ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 877 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Thiên thứ năm. Cổ tích thế sự - III (Không có bản văn nhất định)

3) Các ông Trạng gặp thời may

Thời xưa, Trạng nguyên là bằng cấp cao nhất trong hàng khoa bảng, được dân gian kính trọng. Nhưng trong các truyện kể, dân gian hư cấu nên một loại "Trạng" xuất thân là những kẻ không học hành gì, không thi cử gì, song được may mắn một cách kỳ lạ: nói vớ vẩn gì cũng đúng, làm vớ vẩn gì cũng hay, được vua ban chức "Trạng", giàu sang, phú quí.

Truyện Trạng Ếch

" Xưa có ông quan lấy một vợ lẽ rất đẹp. Nhưng vì vợ cả ghen tuông quá lắm, ông quan phải đưa tiền bạc cho người vợ lẽ về đi lấy chồng khác.
" Người vợ lẽ đi đường, gặp một anh câu ếch, hai bên thương nhau lấy làm vợ chồng.
" Một hôm, anh câu ếch câu được một con ếch vàng rất to. Làm thịt thấy trong mình có một hòn ngọc. Cách đó ít lâu, có chiếu trong triều ban ra nói nhà vua bị đau mắt, ai có ngọc ếch đem dâng để vua nhỏ mắt, nếu khỏi vua sẽ phong làm quan. Anh câu ếch đem ngọc đến chữa khỏi, nên được vua cho làm một chức quan nhỏ.
" Năm sau, có đại hạn, vua ban chiếu ai cầu được trời mưa thì được chức trạng nguyên. Anh câu ếch quen xem chân ếch, biết trời gần mưa nên ra ứng chiếu tình nguyện đứng ra cầu đảo. Sáng làm lễ cầu đảo, thì quả nhiên chiều mưa to và mưa rất nhiều. Vua và triều đình ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 756 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Bánh củ cải nhà nghèo

 

Mỗi buổi trưa hè, cái nắng nóng gay gắt thỉnh thoảng dịu đi một chút, khi thoáng có cơn gió nhẹ thổi qua. Trong con hẻm nhỏ núp mình dưới bóng những cây bàng, cây gòn, tiếng rao: "Ai ăn bánh củ cải hông?” của người phụ nữ bán bánh dạo cất lên xóa tan cái im ắng, tĩnh mịch, làm nhốn nháo lũ trẻ trong hẻm. Chúng nhao nhao đòi người lớn kêu bà bán bánh củ cải vào ăn. Chỉ chờ người lớn gật đầu "Ừ” một tiếng, là vội vàng ba chân bốn cẳng chạy ra đứng trước cửa nhà gào to: "Bánh củ cải”, rồi đứng đó làm "cán bộ đường lối” dẫn đường cho bà bán bánh gánh hàng đi theo vào nhà.

Hai cái quang gánh bằng mây bện, treo hai đầu đòn gánh tre cong vút lên nước nâu bóng, kẽo cà kẽo kẹt trên đôi vai của người phụ nữ đứng tuổi có nước da ngăm, đôi mắt to đen thẳm với hàng mi dài mượt cong vút, đặc trưng của người Miên (Khmer miền Tây Nam Bộ). Đầu bà đội nón lá, dưới vành nón là cái khăn rằn đội đầu màu nâu đỏ. Chiếc áo bà ba và cái quần đen cũ kỹ, chân mang dép nhựa. Trong quang gánh, một đầu bà để cái sọt tre chứa dĩa, muỗng, đũa, keo dưa chua, keo ớt, keo nước mắm tỏi chua ngọt, rau sống gồm: cải xà lách, húng, rau thơm, dưa leo bằm sợi, giá đậu xanh sống trộn lẫn nhau. Một đầu bà để cái thúng, trong thúng là cái thau nhôm xếp đầy bánh củ cải đã tráng sẵn; đậy trên mặt thau nhôm là cái mâm nhôm trắng cũng xếp đầy bánh, được bọc lại bằng miếng ni-lông trắng. Khi bánh trên mâm bán hết, bà sẽ lấy bánh dưới thau xếp thêm lên mâm. Những cái bánh củ cải của bà  da  bằng bột gạo trắng ngần bóng loáng, nhờ mỡ hành điểm tí xanh xanh, bột bánh hơi trong, ửng lên màu đỏ cam, màu vàng vàng, màu trắng đục lẫn điểm đen đen của nhân bánh. Da bánh mỏng như t ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 777 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

« 1 2 ... 5 6 7 8 9 ... 19 20 »
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==