Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 6, ngày 13/09/2024, lúc 1:30 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » Tin tức lưu trữ

Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Tuyên Quang

 

GẠO THƠM VỊT BẦU - TUYÊN QUANG

Ở huyện Hàm Yên của Tuyên Quang có một thứ đặc sản mà ai đến đây cũng khó chối từ, đó là các món ăn chế biến từ vịt bầu Minh Hương. Vịt bầu, còn gọi là vịt suối có thể chế biến thành món luộc, quay, hấp hoặc om với sấu thì ngon không cưỡng nổi. Cũng là những con vịt có bộ lông màu xám, cũng gạo bao thai lùn nhưng sao miếng thịt lại ngọt ngào, béo ngậy và hạt gạo lại dẻo thơm khác thường đến thế?

 

Người dân ở đây nói rằng, vịt Minh Hương ngon là do được nuôi dưới suối. Con suối này dài hơn 10km, bắt nguồn từ đại ngàn Cham Chu. Dòng suối trong mát quanh năm, dọc theo hai bên bờ suối, gia đình nào cũng nuôi vài chục con vịt bầu. Thức ăn cho vịt cũng đơn giản, ngoài cám, thóc, chủ yếu là tôm, cua, ốc bắt được dưới suối. Vịt bầu cái lông vằn, chân ngắn, con trưởng thành nặng 1,8 - 2kg. Vịt bầu đực đầu xanh biếc, nặng 2 - 2,5kg/con. Gạo ở đây ngon, dẻo, có vị thơm riêng biệt nhờ được tưới bằng nước suối Minh Hương trong vắt.

 

Những ngày du lịch Tuyên Quang, bạn nhớ ghé thăm động Tiên và thưởng thức món vịt bầu Minh Hương cùng thứ gạo dẻo thơm đặc biệt của vùng đất này.

_____________________________________________

... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 915 | Ngày đăng:22/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Ninh Bình

 

NEM CHUA YÊN MẠC - NINH BÌNH

"Yên Mạc đặc sản nem chua,
Tiệc tùng đình đám thường mua về dùng"

 

Nem chua Yên Mạc có từ lâu lắm rồi, nhưng hiện nay ở Yên Mạc số người làm được loại nem đặc biệt này không nhiều, bởi ngoài bí quyết nhà nghề đòi hỏi phải có niềm đam mê, yêu nghề. Quy trình chế biến phải tuân thủ nghiêm ngặt: nem làm ra bảo đảm phải sạch, thơm ngon, mầu sắc tươi, sợi thái phải đều, để hàng tuần vẫn dùng được và không bị biến chất.

 

Tương truyền: Vào thời nhà Nguyễn, ở làng Yên Mô Thượng (xã Yên Mạc), có cụ Phạm Thận Duật, giữ chức Thượng thư trong triều đình Huế. Con gái cụ là bà Phạm Thị Thư, theo cha vào kinh thành Huế. Biết cha thích uống rượu với món nem chua Huế, do đó bà đã học hỏi các đầu bếp nổi tiếng của cung đình để làm món nem chua cho cha nhắm rượu. Có khách đến nhà chơi nhà, cụ Phạm đều thết đãi món nem chua do chính tay con gái làm. Ai cũng cho là ngon, hơn cả nem chua trong mâm tiệc của triều đình ban cho. Khách ra về thường mua và được cụ Phạm biếu làm quà.

 

Về sau, bà Thư về quê, truyền nghề làm nem chua cho ông Phạm Xủy (chắt của cụ Phạm Thận Duật) ở Yên Mạc. Ông Xủy mở quán nem chua ở phố cầu Bút (xã Yên Mạc), tiếng đồn ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 943 | Ngày đăng:22/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Hà Nam


QUÝT LÝ NHÂN HÀ NAM

 

Lý Nhân là một huyện nằm ven sông Hồng có đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt một số cây ăn quả như nhãn, chuối, cam chanh, hồng, quýt... 
Quýt Lý Nhân đã từng nổi tiếng khắp nơi không những trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Vào những năm 1960 - 1970 của thế kỷ XX, quýt Lý Nhân đã được xuất khẩu sang Liên Xô và một số nước Đông Âu cũ. Quýt có nhiều loại nhưng thơm, ngon, chất lượng hơn cả là Quýt Hương. Quýt Hương có mùi thơm riêng biệt. Xưa kia quýt Hương đã từng dùng làm đặc sản tiến vua. 
Khác với giống quýt của địa phương khác, quýt Lý Nhân quả dẹt, vỏ giòn, mỏng vừa phải, khi chín màu vàng ươm. Cũng giống như cam, bề mặt của vỏ quýt có những hạt tinh dầu nhỏ li ti khi bóc tỏa ra mùi thơm đặc trưng của quýt. Hàng năm cứ vào mùa Rươi (tháng 9 - 10 Âm lịch) cũng là mùa quýt chín, người ta dùng vỏ quýt để làm tăn ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 981 | Ngày đăng:22/05/2011 | Bình luận (0)

Chuyện về cái bánh tráng (bánh đa)

 

(Toquoc)- Bánh tráng thì có gì mà phải nói. Ở đâu trên đất nước ta chả có bánh tràng. Đúng vậy. Nhưng có chuyện để nói đấy, nói về cái bánh tráng của quê tôi - Thanh Hóa.

Cứ đến mùa nghỉ mát ở Sầm Sơn, gần như bà du khách nào, trước ngày giã biệt cũng ra chợ Sầm Sơn mua hàng chục cái bánh đã nướng về ăn ngay và hàng chục cái bánh sống về làm quà hoặc để ăn dần. Tôi có bà thông gia quê tận Tuy Hòa - Phú Yên sau khi được biết hình dạng và hương vị của bánh tráng Thanh Hóa, thì năm nào ra thăm con cháu, lúc trở về cũng không quên mua hàng mấy chục cái chưa nướng đem về để đãi họ hàng bè bạn bữa nhậu có bánh tráng Thanh Hóa. Mặc dù ở Phú Yên cũng không thiếu gì. Chỉ bởi bánh tráng Thanh Hóa hình dạng đẹp và có mùi thơm, vị bùi hơn hẳn.

 

Nhưng tại Thanh Hóa thì cũng chỉ các địa phương vùng biển hoặc cận kề vùng biển là có bánh tráng ngon nôi tiếng mà thôi. Có thể kể Ngư Lộc (Hậu Lộc), chợ Môi, chợ Đình, chợ Ghép (Quảng Xương), chợ Kho, chợ Còng, Nghi Sơn (Tĩnh Gia). Bánh tráng ở thành phố Thanh Hóa cũng khá ngon, nhưng mỏng hơn và ít vừng hơn.

 

Thông thường là bánh tráng có vừng, vừng vàng. Có khi thấy bánh tráng vừng đen. Nhưng vừng đen không thơm bằng vừng vàng. Mùa đông có gấc chín, người ta làm một ít bánh ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 881 | Ngày đăng:22/05/2011 | Bình luận (0)

Đậm đà mắm ruốc xào

Dân gian có câu: "Ăn được ngủ được là tiên”, còn cụ Phan Văn Trị thì viết trong đời có Tứ Khoái là: "Cơm Phiếu mẫu, gối Trần Đoàn/ Nửa đêm loan phụng, nhẹ nhàng nương long”. Tích xưa bên Tàu kể Hàn Tín đời nhà Hán thuở còn là anh học trò nghèo xác, một hôm đói quá phải xin chén cơm của bà già đang giặt quần áo (Phiếu mẫu) bên bờ sông. Ăn xong, Hàn Tín nói: "Ngày sau xin đa tạ ngàn vàng”. Sau này, Hàn Tín vinh hiển, được phong chức Tề Vương bèn đem ngàn vàng trở lại bến sông tìm bà già đền ơn thì bà không còn ở đó nữa. Thiên hạ cho rằng Phiếu mẫu là tiên xuống giúp kẻ có tài chưa gặp thời khỏi chết đói. Trần Đoàn là tên một vị tiên thời Gia Tĩnh Minh Thế Tông. Tương truyền khi buồn ngủ thì ông nằm đâu cũng ngáy pho pho được hết, thường gối đầu lên tảng đá ngoài đường mà ngủ, ai kêu cũng không dậy. Ngủ như Trần Đoàn nghĩa là ngủ rất ngon, ngủ rất say.

 

Người thôn quê miền Nam, dù cuộc sống cực nhọc "một nắng hai sương”, dù không phải là bậc túc Nho như cụ Phan Văn Trị, không phải anh hùng như Hàn Tín, cũng chẳng phải thần tiên như Trần Đoàn, họ vẫn tự hào: "Lựa là chợ búa kinh kỳ/ Ở đồng ở ruộng ăn gì cũng ngon/ Sáng thì rau ngổ xào lươn/ Trưa thì mắm ruốc cà um ngoài vườn...”. Xem ra thì dân quê miền Nam ngày nào cũng được hưởng cái "đệ nhất khoái” của đời người vậy.

Mắm ruốc dĩ nhiên được ... Đọc tiếp nào »
Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 853 | Ngày đăng:22/05/2011 | Bình luận (0)

Chuyện Khoai Mỡ

Khoai mỡ là loại dây leo cho củ được trồng nhiều ở Ấn Độ, Malaysia, Châu Phi. Chúng còn có tên khác là khoai sọ, khoai tím, khoai vạc, củ cái, củ mỡ, củ cầm, củ đỏ, củ tía, khoai tía, khoai ngà, khoai long, khoai bướu, khoai trút, khoai ngọt...Người Việt Nam không xa lạ với cây khoai mỡ.
Tại Việt Nam, khoai mỡ được trồng nhiều ở khắp vùng nông thôn để lấy củ ăn. Khoai mỡ bắt đầu vụ thu hoạch vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 âm lịch hàng năm và lấy giống trồng vụ mới. Khoai mỡ có hai loại: ruột trắng

và ruột tím. Loại ruột tím lại chia ra giống tím than và tím bông lau, loại này củ suông, dài, tuy củ nhỏ hơn loại ruột trắng nhưng ăn ngon, hơn, khi chế biến thành món ăn màu sắc cũng đẹp hơn nên người dùng rất thích.Người Việt dùng khoai mỡ tím nấu xôi, làm bánh, chiên giòn, nấu cháo, nhưng phổ biến và dễ làm nhất là nấu canh ăn trong bữa cơm hằng ngày.Khoai mỡ nấu canh với thịt (heo) bằm nhuyễn, tôm khô hoặc tép đồng còn tươi đều được, nhưng nấu với tép tươi là ngon nhất. Nếu dùng tôm khô phải ngâm tôm trước với nước ấm, rửa nhiều nước cho sạch mùi rồi vớt lên để ráo, cho vào cối giã hơi nát nát một chút, tôm nhỏ quá không cần giã. Nấu bằng tép tươi thì lột bỏ vỏ tép, lấy phần thịt, để lên tấm thớt, lấy con dao nào bự bự nặng nặng một chút, đập hơi bẹp bẹp ra cho tép ngọt nước, đừng đập con tép bẹp dí, nát nhừ sẽ mất đẹp.Nấu bằng thịt hay tôm, tép gì cũng phải có vài ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 948 | Ngày đăng:22/05/2011 | Bình luận (0)

Lễ Hội Trà Vinh

LỄ HỘI OK OM BOK - TRÀ VINH

Lễ hội Ok -Om -Bok: Đây là lễ cúng trăng (như tết trung thu) được tổ chức hàng năm vào ngày trăng tròn 15/12 (lịch Khmer), tương ứng với 15/10 âm lịch Việt nam.
Theo tín ngưỡng của người Khmer, mặt trăng được coi là vị thần mang lại mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no cho dân làng, khi trăng lên cao là lúc một cụ già tiến hành làm lễ tạ ơn thần mặt trăng, xin mặt trăng tiếp nhận lễ vật và ban phước cho mọi người. Lễ hội diễn ra cả tuần lễ, lễ chính được tổ chức tại Ao Bà Om, ngoài việc cúng trăng đêm 15/10 âm lịch, trong lễ hội còn tổ chức nhiều cuộc thi đấu thể dục thể thao, trò chơi dân gian tại các chùa trong tỉnh như: thả lồng đèn gió, lồng đèn nước, đấu võ, kéo co, múa lâm-thol, văn nghệ, trang phục, đua ghe ngo trên sông Long B ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Lễ hội miền Nam | Lượt xem: 1466 | Ngày đăng:22/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Vĩnh Phúc

GỎI CÁ ĐẦM VẠC - VĨNH PHÚC

Gỏi là món ăn dân dã, phổ biến ở nhiều vùng miền trong cả nước. Tuy vậy, mỗi nơi lại có một cách làm, cách thưởng thức rất riêng. Ở xã Thanh Trù, miền quê ven đầm Vạc - Vĩnh Phúc cũng có món gỏi cá ngon nổi tiếng mà bất kỳ gia đình nào cũng có thể làm được.

 

Cá đầm Vạc có nhiều loại làm gỏi ngon nổi tiếng nhưng ngon nhất là cá chép. Cá làm gỏi nên là cá đực, to vừa phải từ 1 - 1.2kg cho một mâm từ 4 - 6 người.

Muốn ăn bữa gỏi ngon rất dễ, chỉ cần chuẩn bị một số loại gia vị gần gũi với nhà nông như: thính đậu tương (hoặc thính gạo tẻ cũng được), các thứ lá cây: mơ, sung, ổi, đinh lăng (đều là lá bánh tẻ), quả chuối tiêu xanh, gừng, ới, mắm tôm. mẻ, riềng củ, ...

Cá rửa sạch và bóc mang, vớt lên sàng tre để ráo nước. Cá tươi được đánh hết vẩy rồi dùng giấy bản gói bao quanh cho khô thịt cá. Khi chuẩn bị ăn mới đem ra thái miếng; mỗi miếng dài khoảng 4-5cm, độ dày vừa phải và bày vào đĩa. Đầu và xương của con cá thái gỏi đem băm nhỏ nấu dấm (ở làng Vị Thanh gọi là nấu riêu) với mẻ lọc sạch và riềng củ giã nhỏ bỏ xơ, nấu sền sệt đến chín kỹ. Người nấu cho mắm muối vừa phải; người ăn nếu thấy nhạt thì chấm thêm vào bát nước chấm đã để sẵn, cho vừa miệng.

 

Người Vị Thanh - Thanh Trù thường ăn gỏi vào buổi chiều tối mát mẻ, có thời gian và đông đủ gia ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 727 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

« 1 2 3 4 5 ... 19 20 »
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==